Đánh giá đau đầu trên người trưởng thành

LƯU ĐỨC TÚ
Thứ Bảy, 08/10/2022

Giới thiệu

Đau đầu là một trong những than phiền y khoa phổ biến nhất. Tổng quan cách tiếp cận bệnh nhân với đau đầu sẽ được trình bài trong bài dịch này. Tiếp cận những ca đau đầu trong cấp cứu sẽ được bàn luận trong một bài dịch khác. (See “Evaluation of the adult with nontraumatic headache in the emergency department”.)

Các đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán của hội chứng đau đầu nguyên phát chuyên biệt cũng được thảo luận trong các chủ đề khác.

  • Đau nửa đầu
    • (See “Pathophysiology, clinical manifestations, and diagnosis of migraine in adults”.)
    • (See “Chronic migraine”.)
    • (See “Vestibular migraine”.)
    • (See “Hemiplegic migraine”.)
    • (See “Migraine with brainstem aura”.)
  • Đau đầu căng cơ
    • (See “Tension-type headache in adults: Pathophysiology, clinical features, and diagnosis”.)
  • Đau dây thần kinh tam thoa:
    • (See “Cluster headache: Epidemiology, clinical features, and diagnosis”.)
    • (See “Paroxysmal hemicrania: Clinical features and diagnosis”.)
    • (See “Short-lasting unilateral neuralgiform headache attacks: Clinical features and diagnosis”.)
    • (See “Hemicrania continua”.)
  • Các rối loạn đau đầu nguyên phát khác:
    • (See “Primary cough headache”.)
    • (See “Exercise (exertional) headache”.)
    • (See “Primary headache associated with sexual activity”.)
    • (See “Cold stimulus headache”.)
    • (See “Primary stabbing headache”.)
    • (See “Nummular headache”.)
    • (See “Hypnic headache”.)
    • (See “New daily persistent headache”.)

Phân loại

Khoảng 90% các loại đau đầu sẽ được xếp vào 3 loại chính là: đau nửa đầu, loại đau đầu căng cơ và đau đầu cụm. Trong khi đau đầu căng cơ cách hồi thường là đau đầu xuất hiện nhiều nhất trong các nghiên cứu, đau nửa đầu lại chiếm tỷ lệ phổ biến nhất trong các bệnh nhân đến thăm khám với bác sĩ gia đình.

Đau đầu cụm là loại đau đầu kinh điển đưa bệnh nhân đến mất khả năng sinh hoạt thường ngày, và hầu hết các bệnh nhân này sẽ phải đi đến các trung tâm y khoa khẩn cấp. Tuy nhiên, đau đầu cụm cho tới nay vẫn không phải là một loại chẩn đoán phổ biến gặp tại phòng khám bác sỹ gia đình bởi vì tỷ lệ xuất hiện thấp trong cộng đồng của nó (dưới 1%).

Các bác sỹ có thể dễ dàng nhạn biết các loại đau đầu nguyên phát cũng như cách phân biệt chúng (bảng 1)

  Đau nửa đầu Đau đầu căng cơ Đau đầu cụm
 

Vị trí

Đau một bên chiếm 60-70%

Đau 2 bên trán/ toàn bộ chiếm 30%

Đau cả 2 bên Luôn luôn là một bên, thường bắt đầu từ

xung quanh hốc mắt/ thái dương

 

 

Tính chất

Khởi phát từ từ, mạnh lên dần; theo nhịp mạch; mức độ vừa đến nặng; tăng đau bởi các hoạt động sinh

hoạt

Đau kiểu đè nén, bó chặt; đau dữ lên rồi giảm xuống Khởi phát rất nhanh đạt điểm cực đau chỉ trong vài phút; đau sâu, liên tục, và rất dữ dội
Lâm sàng Bệnh nhân thích nghỉ ngơi trong phòng tối và yên tĩnh Bệnh nhân có thể vẫn hoạt động bình thường được nhưng

cần nghỉ ngơi

Bệnh nhân vẫn sinh hoạt được
Thời gian đau 4 đến 72 giờ 30 phút đến 7 ngày 15 phút đến 3 giờ
Triệu chứng đi kèm Nôn, ói, sợ ánh sáng, sợ âm thanh; có thể có aura (thường là thị giác nhưng vẫn có thể là khứu giác; hoặc khiếm khuyết vận động hoặc ngôn ngữ) Không Chảy nước mắt, đỏ mắt một bên; chảy nước mủi, nghẹt mủi; tái nhợt, vả mồ hôi; hội chứng Horner; kích thích không yên, triệu chứng thần kinh

khu trú nhưng hiếm, nhạy cảm với cồn.

Đau nửa đầu – Đau nửa đầu là một kiểu đau có cơn , tái phát. Đau nửa đầu thường nhưng không phải luôn luôn đau một bên đầu và tính chất đau thường đau kiểu nhói hoặc đau theo nhịp mạch. Các triệu chứng đi kèm trong cơn có thể là: buồn nôn, ói, sợ âm thanh, sợ ánh sáng, nhạy cảm mùi. (bảng 2)

Đau đầu cụm: Tiêu chuẩn chẩn đoán gồm các điểm sau:

 

A. Có ít nhất 5 cơn đau đầu thỏa các tiêu chuẩn từ B đến D
B. Cơn đau ở mắt, quanh mắt và/hoặc thái dương ở mức độ từ nặng đến rất nặng, kéo dài từ 15-180 phút nếu không điều trị; trong khoảng thời gian đau (nhưng phải ít hơn một nửa),

cơn đau có thể ít nặng hơn và/hoặc rút ngắn hoặc kéo dài hơn.

C. Có một hoặc cả hai điểm sau
1. Ít nhất một triệu chứng hoặc dấu hiệu sau cùng bên với cơn đau đầu
a. Nhiễm trung củng mạc và/hoặc chảy nước mắt
b. Sung huyết mủi và/hoặc chảy mủi
c. Phù mi mắt
d. Chảy mồ hôi trán hoặc mặt
e. Co đồng tử có hoặc không kèm sụp mi
2. Một cảm giác bứt rứt không yên hoặc kích động
D. Trong cơn đau có ít nhất 1 trong số đặc điểm sau:
  • Buồn nôn, nôn hoặc cả 2
  • Sợ ánh sáng và sợ tiếng động
E. Không có một chẩn đoán nào khác phù hợp hơn trong ICHD-3 (bảng phân loại rối loạn đau đầu quốc tế)
Đau đầu cụm vô căng: Tiêu chuẩn chẩn đoán đòi hỏi phải thỏa 2 điểm sau
A. Đủ các tiêu chuẩn của đau đầu cụm và xuất hiện lần lượt
B. Ít nhất 2 đợt đau trãi dài từ 7 ngày cho đến một năm (nếu không điều trị), và được tách nhau ra bằng thuốc giảm đau trong thời gian trên 3 tháng
Đau đầu cụm mạn tính: Tiêu chuẩn chẩn đoán đòi hỏi phải thỏa 2 điểm sau
A. Đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán đau đầu cụm
B. Các cơn xuất hiện mà không hề có khoảng nghỉ rõ ràng hoặc có khoảng nghỉ nhưng ít hơn 3 tháng và ít nhất một năm.

Đau đầu cụm đôi khi có thể bị nhầm lẫn với một cơn đau đầu nguy hiểm tính mạng, bởi vì mức độ đau có thể chạm đến cực điểm dữ dội chỉ trong vài phút. Dĩ nhiên, đau đầu cụm thường có tính chất thoáng qua, thường rất hiếm khi nó kéo dài quá 1-2 giờ.

Đau đầu thứ phát – Một cơn đau đầu mà có nguyên nhân tiềm ẩn bên dưới sẽ được xếp vào nhóm đau đầu thứ phát. Bác sỹ thăm khám luôn phải nhớ đến các nguyên nhân gây đau đầu đe dọa tính mạng.

Trong một nghiên cứu về chăm sóc ban đầu người dân Brazil, 39% bệnh nhân nhập viện với triệu chứng đau đầu, có sự liên quan với rối loạn toàn thân (phổ biến nhất là sốt, tăng huyết áp cấp tính và viêm xoang) và 5% cơn đau đầu có nguyên nhân là rối loạn thần kinh (phổ biến nhất là đau đầu sau chấn thương, đau đầu do bệnh lý cột sống cổ, hoặc do các bệnh lý đang tiến triển trong não)

Viết bình luận của bạn