Thực hư giá trị thật của các sản phẩm “bổ phổi” rao bán trên mạng

LƯU ĐỨC TÚ
Thứ Bảy, 08/10/2022

Sản phẩm “bổ phổi” là gì?

Không khó để người tiêu dùng có thể tìm thấy những thông tin về “sản phẩm bổ phổi” trên các trang mạng xã hội, web bán hàng. Dù của Mỹ, Nhật, Hàn Quốc hay Australia, tất cả đều có chung cụm từ: “nguồn gốc thảo dược”; ” an toàn, lành tính”; “tăng cường miễn dịch” và nhất là “bổ phổi”. Vậy theo Đông y, có loại dược liệu nào được mang tên “bổ phổi” hay không và nếu chiết xuất từ thảo dược có lành tính để sử dụng thoải mái được không?

Theo đông y, không có danh từ bổ phổi, mà đó là là bổ khí huyết và âm dương. Đó sẽ tùy thuộc vào yếu tố của phổi như khí suy, hoặc âm hư hoặc thậm chí là khí âm lưỡng hư. Đối với hậu COVID, khí âm lưỡng hư rất là nhiều.

Khí âm lưỡng hư là tình trạng hai phương diện nguyên khí vá chân âm trong cơ thể đồng thời bất túc, vừa có những chứng trạng suy tổn nguyên khí của ba tạng Phế, Tỳ, Thận, lại vừa có những biểu hiện âm hư nhiệt thịnh gây nên tân dịch của năm tạng bị hao tổn và doanh âm bất túc. Chứng này thường gặp ở giai đoạn giữa hoặc giai đoạn cuối của ngoại cảm ốm bệnh hoặc nội thương tạp bệnh, bởi vì ốm lâu không khỏi hoặc dùng các phép hãn, thổ, hạ, lợi thái quá, khí âm bị hao thương gây nên bệnh.

Nhiệt và hàn trong COVID-19

Theo y văn y học cổ truyền, dịch bệnh COVID-19 thuộc phạm vi “ôn bệnh” hay “phế dịch”, Dịch bệnh sinh ra tùy thuộc vào môi trường khí hậu đang lưu hành đã tạo ra nguồn ngoại tà xâm phạm cơ thể, cụ thể nổi trội các đợt dịch ở đây là phong nhiệt và hàn thấp.

Thực tế cho thấy, tùy thời điểm bùng phát dịch bệnh, tùy thuộc vào vị trí địa lí mà người bệnh có những biểu hiện hàn, nhiệt khác nhau. Như ở miền Bắc, trong đợt dịch đầu tiên, hay các đợt dịch cao điểm rơi vào thời điểm giao mùa Đông-Xuân, lạnh kết hợp nồm ẩm, nên đa số người bệnh có biểu hiện hàn và thấp: Sốt cao, đau đầu, rét run, đau mỏi người, tê bì, mỏi mệt, đờm hầu hết là trắng loãng… Còn ở đợt dịch cao điểm tại miền Nam, lúc đó tiết trời rơi vào mùa Hè-Thu, nắng nóng, cộng với mùa mưa, nên hầu hết người bệnh có biểu hiện nhiệt và phong: Sốt nhẹ hoặc cao kèm đau họng, khàn tiếng, miệng khát, đờm vàng, lưỡi đỏ…

Hiện tại, ở cả miền Bắc và Nam đều xuất hiện cả 2 nguồn bệnh nhân mang triệu chứng hàn và nhiệt. Nguyên nhân có thể là do sự đi lại giữa các địa phương đã thuận tiện, nên người mắc Covid-19 nhiễm phong nhiệt khu vực phía nam, đến khi trở về phát bệnh và lây cho cộng đồng và ngược lại với người nhiễm hàn thấp ở khu vực phía bắc. Một số ý kiến được đưa ra bởi các bác sĩ rằng, thể bệnh Delta chính là ngoại tà hàn thấp, thể bệnh Omicron là phong nhiệt, nhưng hiện chưa có nghiên cứu cụ thể chứng minh được điều này.

Vậy các sản phẩm “bổ phổi” có tốt như lời đồn?

Vì để điều trị các triệu chứng hậu Covid-19 cần dựa vào ngoại tà là hàn thấp hay phong nhiệt và giai đoạn bệnh, sẽ chọn lựa bài thuốc thích hợp để điều trị, kết hợp bồi bổ chính khí (nâng cao thể trạng).

Các triệu chứng hậu COVID-19 hiện nay khá đa dạng. Một bệnh nhân có thể có rất nhiều triệu chứng nên cần phải khám sàng lọc để xác định và cho sử dụng sản phẩm phù hợp với thể trạng. Nếu không biết được người bệnh là thể hàn hay thể nhiệt, mà sử dụng các sản phẩm một cách tùy tiện. Thì đối với thể nhiệt sử dụng sản phẩm tính nhiệt, bệnh nhân sẽ càng nóng người và bức rức. Còn đối với thể hàn mà sử dụng sản phẩm tính hàn thì bệnh nhân sẽ tiêu chảy.

Bên cạnh đó, bản chất của các sản phẩm là có vai trò hỗ trợ, cung cấp thêm cho cơ thể các nguồn dinh dưỡng khác. Nhiều sản phẩm được sản xuất dưới điều kiện vệ sinh sạch sẽ, trong các phòng thí nghiệm được kiểm soát nghiêm ngặt và có nhãn mác, nguồn gốc rõ ràng và được kiểm định bởi Bộ Y tế. Nhưng số khác lại được tạo ra trong các điều kiện không đầy đủ bằng cấp, cơ sở vật chất, bên trong không chứa các thành phần như được quảng cáo. Nhiều sản phẩm còn chứa các thành phần thảo dược chưa được nghiên cứu kỹ, có thể gây hại đến cơ thể.

Do đó việc mua sản phẩm được quảng cáo bổ phổi không những không có lợi mà còn có thể mang đến những nguy cơ khác nữa cho người sử dụng.

Đồng thời nếu không có người hướng dẫn cụ thể mà tùy tiện dùng có thể làm tăng nặng các triệu chứng. Các sản phẩm sản phẩm được quảng cáo trên mạng không biết được chất lượng nó là hàng thật hay giả, chất lượng tốt hay xấu. Thậm chí có nhiều sản phẩm được nhập lậu từ nước ngoài, trong đó trộn lẫn với thuốc tây. Những loại sản phẩm này ban đầu giúp cải thiện triệu chứng rất nhanh nhưng sau đó lại gây ra những hệ lụy về lâu dài rất là nghiêm trọng. Các hệ lụy phổ biến như: nhiễm độc gan, suy thận,…cho đến nguy hiểm tính mạng gây tử vong.

 

Trong thời gian gần đây, nhiều người tin dùng các loại sản phẩm bổ, sản phẩm được quảng cáo bổ phổi vì cho rằng chúng an toàn và ít gây tác dụng phụ so với sản phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm nào thì giống như “con dao hai lưỡi”, vừa đủ thì tốt, nhưng nếu bổ sung dư thừa thì sẽ gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

 

Hàng năm, Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế phát hiện và thu giữ hàng trăm loại sản phẩm bị làm giả. Theo đó, người bệnh sử dụng những loại sản phẩm giả này có thể gây ảnh hưởng rất xấu cho sức khỏe như đau đầu, tiêu chảy,, nôn mửa, nổi mẩn, huyết áp giảm, khó thở… Nếu sử dụng trong thời gian dài thì sẽ tác động xấu đến cơ thể và dẫn đến các bệnh lý như suy thận, suy gan, mật…

Dù còn những thắc mắc về lợi ích tổng thể của những sản phẩm này, nhưng có nhiều bác sĩ đã thêm vào kê đơn thường xuyên cho những bệnh nhân mắc COVID-19. Nguyên nhân là do là các chất dinh dưỡng có tác động khả năng phục hồi của hệ thống miễn dịch của. Có thể kể đến như vitamin C, vitamin D và kẽm là một số trong những chất quan trọng nhất, với chức năng điều hòa miễn dịch và vai trò trong duy trì các rào cản biểu mô và nội mô, bao gồm cả mô phổi.

Với việc đại dịch COVID-19 hiện chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, việc bổ sung các sản phẩm này có thể đóng một vai trò trong việc phòng ngừa tiến triển nặng của bệnh. Ngay cả khi không có bằng chứng cụ thể liên kết việc sử dụng các chất này với sự cải thiện ở những người mắc COVID-19 thì những chất này vẫn có ít nhiều tác dụng đối với hệ miễn dịch tổng thể.

Tuy nhiên, việc sử dụng các sản phẩm để hỗ trợ điều trị COVID-19 nên có sự tư vấn của bác sĩ/ dược sĩ. Họ sẽ kiểm tra, xác định xem cơ thể thiếu loại vitamin nào và cần bổ sung với liều lượng ra sao. Bác sĩ cũng có thể tư vấn thêm về các sản phẩm phù hợp cũng như tác dụng phụ của chúng.

Người mắc hậu Covid-19 nên làm gì?

Nếu người bệnh sau khi khỏi COVID-19, vẫn cảm thấy bị ho nặng kéo dài , ho có đờm, mất ngủ, khó thở, cơ thể mệt mỏi, mất mùi vị thì nên đến các bệnh viện khám để biết rõ thêm về tình trạng sức khỏe hiện tại.

Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng sản phẩm để điều trị hậu Covid-19, bởi vì người bệnh không thể biết được liệu sản phẩm đó có phù hợp với tình trạng bệnh hay không. Nếu mua phải các sản phẩm dỏm hoặc không phù hợp trên thị trường thì khi tình trạng bệnh đã nghiêm trọng. Dù có vào bệnh viện chữa trị kịp trời cũng sẽ để lại các di chứng.

Điều quan trọng là, người bệnh hậu COVID-19 cần bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng và tập luyện hợp lý để cơ thể được phục hồi nhanh hơn. Có thể thực hiện các bài tập như đi bộ, thể dục nhịp điệu, đạp xe, cầu lông,,… với cường độ vừa phải và tăng dần. Điều này giúp tăng nhịp tim và thúc đẩy lưu lượng máu, có thể giúp tình trạng phổi phục hồi nhanh hơn. Bên cạnh đó, có thể thử tập Yoga. Thực tế đã chứng minh rằng tập luyện Yoga và thiền giúp cải thiện sức khỏe phổi, hồi phục cơ thể sau nhiễm Covid-19.

Thời điểm tập luyện tối ưu và an toàn cho người bệnh hậu Covid-19 là sau 7-10 ngày. Người bệnh không nên tập luyện lại khi vẫn còn triệu chứng bệnh, nên đợi sau khi hết triệu chứng ít nhất 7-10 ngày. Khi tập nên tập từ từ và tăng dần cường độ theo thể trạng bản thân. Đối với những người có vấn đề về tim mạch, hô hấp, sốt, ho, khó thở hay đau ngực kéo dài thì càng cần phải lưu ý khi tập luyện. Sự hồi phục và thích ứng tùy thuộc vào cơ thể của mỗi người, do đó không nên quá vội vàng trong việc điều trị hậu covid-19.

Tóm lại, để cải thiện sức khỏe dần trở nên tốt hơn, người bệnh hậu Covid-19 nên cần bổ sung lượng dinh dưỡng cho bản thân, song song với việc có chế độ nghỉ ngơi phù hợp và ngủ đủ giấc. Điều này sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại bệnh Covid.

Một số phương pháp hỗ trợ điều trị di chứng COVID-19 theo y học cổ truyền

Phương pháp xông

Sử dụng biện pháp xông, thời gian xông tùy theo mức độ chịu đựng của bệnh nhân, trung bình từ 5-10 phút, nhiệt độ từ khoảng 50-60 độ C (cho nồi xông cá nhân, trùm chăn).

Trong nồi nước xông: Sử dụng các loại dược liệu có tinh dầu như là: bạc hà, sả quế, mùi, bưởi, tràm, long não, màng tang kinh giới, tía tô, vỏ bưởi, lá bưởi, lá tre, vỏ cam… Không nhất thiết phải đầy đủ các loại dược liệu, nhưng các thành phần chính như sả, quế, bạc hà, lá bưởi, lá tre, tràm… không thể thiếu. Hoặc nếu trong điều kiện không tìm được các loại dược liệu, có thể mua các viên xông thảo dược để thay thế.

Viết bình luận của bạn